Thứ sáu, Tháng mười 4, 2024
Trang chủNgành chèThực Trạng Thị Trường Chè Việt Nam | Tình Hình Sản Xuất,...

Thực Trạng Thị Trường Chè Việt Nam | Tình Hình Sản Xuất, Xuất Khẩu Chè

Trồng chè là một trong những thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam. Đây là ngành được đánh giá cao và xem trọng bởi sản phẩm chè Việt Nam không những đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trước quốc tế. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những thông tin về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản chè đối với trong nước và thế giới. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Thực trạng thị trường của cây chè xanh Việt Nam

Thực trạng thị trường của cây chè ở Việt Nam
Cây chè xanh Việt Nam và các sản phẩm từ cây chè là mặt hàng nông sản xuất khẩu được đánh giá là chủ lực của nước ta.

Việt nam là quốc gia có lợi thế lớn trong việc sản xuất chè. Những năm gần đây ngành chè không chỉ sản xuất trong nước mà còn vươn ra thế giới, đem lại một giá trị kinh tế khá lớn cho xã hội, tạo được cơ hội việc làm cùng thu nhập để cải thiện cuộc sống người dân. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 ngành chè Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. 

Tính đến năm 2020 Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với diện tích lên đến 130 nghìn ha, đạt năng suất trung bình 8 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn.

Diện tích trồng chè lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau đó rải rác ở các khu vực như Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Một số tỉnh của nước ta có diện tích đất trồng chè lớn phải kể đến như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha).

Hiện nay, Việt nam có đa dạng giống chè, theo thống kê có đến 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, trong đó có một số giống mang hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng.

Thực trạng thị trường của cây chè ở Việt Nam
Cây chè xanh Việt Nam khá đa dạng chuẩn loại và được trồng ở rất nhiều nơi trên đất nước ta

Tình hình thị trường tiêu thụ chè trong nước và quốc tế

Tình hình tiêu thụ cây chè Việt Nam chủ yếu vẫn là trong nước và xuất khẩu đến các thị trường ngoài nước dễ tính. Với thị trường tiêu thụ chè trong nước, chè được tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ Tết và sự kiện quan trọng. Còn với thị trường xuất khẩu ngành chè có mức độ ổn định ở các thị trường như: Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia,… Với các thị trường khó tính như Mỹ, EU,.. thì ngành chè Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận bởi chè Việt Nam chưa đạt những yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Tình hình chung của cây chè trên Thế Giới 

Tình hình chung của cây chè trên Thế Giới
Thị trường tiêu thụ chè rất rộng lớn và nguồn cung ứng sản lượng chè đứng top đầu thuộc về Châu Á

Theo thống kê trong năm 2010, lượng chè Việt Nam được sản xuất ra đối với toàn thế giới đã vượt qua con số 4 triệu tấn để đạt tới mức 4.126.527 tấn. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng chè sản xuất lớn xếp vị trí đứng thứ 5 các nước xuất khẩu chè lớn nhất toàn thế giới. Cùng với đó, thống kê cho thấy rằng phần lớn sản phẩm chè của các nước trên thế giới chủ yếu được sản xuất ra từ khu vực châu Á và chiếm 83% sản lượng chè của thế giới, tiếp theo sau là châu Phi chiếm 15% và đến Nam Mỹ chiếm 2,4%.

Về thị trường tiêu thụ chè của thế giới trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen của thế giới ước tính đạt khoảng ở mức 1,15 triệu tấn, có thể thấy mức tăng trung bình là khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chè chính với sản lượng chè nhập khẩu tiêu thụ cao như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới.

Tình hình chung của cây chè trên Thế Giới 
Các thị trường nhập khẩu chè lớn nhất thế giới phải kể đến đó là Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản

Một số thị trường có sức tiêu thụ chè lớn đối với những sản phẩm như chè xanh và chè đen là: thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).

Ngoài ra cũng còn có các chi nhánh bán lẻ được phân phối ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn.

Sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây

Theo thống kê, tình hình chè Việt Nam đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về diện tích và thứ 6 trong bảng xếp hạng về sản lượng chè trên toàn thế giới. Năm 2017, với diện tích đất trồng chè là 129,3 nghìn ha. Trong đó cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc, Lâm Đồng và Thái Nguyên.

Sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây
Sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây chuyển biến khá tích cực hứa hẹn sẽ là ngành sản xuất mũi nhọn của nước ta

Trong những năm gần đây, ngành chè nước ta không chỉ có những chuyển biến tích cực về diện tích canh tác mà còn tích cực trong việc tăng cả về năng suất, sản lượng một cách đáng kể. Cả nước có gần 600 cơ sở sản xuất và cung ứng chè. Trong đó có thể kể đến các vùng trọng điểm chuyên canh như Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng. 

Theo thống kê sản lượng thì sản xuất chè Việt Nam vào tháng 11 năm 2020 đạt 175.000 tấn, xấp xỉ bằng 180.000 tấn thấp hơn so với năm 2019 khoảng 5000 tấn. 

Khả năng tiêu thụ chè trong nước ở mức ổn định là 45.000 tấn với giá bán ra thị trường là 150.000 đồng/kg. Hiện nay dòng chè Shan khá được ưa chuộng và có giá thành cao trong thị trường tiêu thụ. Doanh thu trong nước trong khoảng 315 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD trong tổng số 552 triệu USD doanh thu toàn ngành. 

Xem thêm: Bật Mí: TOP Các Thương Hiệu Trà Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Tình hình sản xuất cây chè tại Việt Nam những năm gần đây

 

Tình hình sản xuất cây chè tại Việt Nam những năm gần đây
Cây chè mang lại một giá trị kinh tế cao cho xã hội và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về tình hình sản xuất chè ở Việt Nam thông qua các ý dưới đây nhé!

Những sản phẩm chè chủ lực của Việt Nam hiện nay

Nếu phân loại theo phương pháp chế biến chè thì chúng ta có 6 loại trà là: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà đen, trà ô long và trà phổ nhĩ.

>>>Phương pháp sản xuất chế biến chè

Trà Xanh Tân Cương Thái Nguyên

Trà tân cương Thái Nguyên
Trà tân cương Thái Nguyên – Món quà từ thiên nhiên gửi tặng

Trà Tân Cương Thái Nguyên là loại chè Việt Nam được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà” bởi hương vị rất riêng của nó, khiến ai uống một lần sẽ nhớ mãi. Trà Tân Cương có búp thơm ngon, đậm đà cùng màu trà đẹp mắt. Để có được chén trà ngon khi thưởng thức thì phải hội tụ được các yếu tố sắc, hương, thần, vị. Và để có được những điều này thì người chế biến phải kỳ công trải qua các công đoạn như vò trà, sao trà và đánh hương cho trà,…

Trà đen (hồng trà)

Trà đen đã trở thành một thức uống quen thuộc đối với hầu hết người dân Việt Nam

Trà đen là cái tên gọi khác của hồng trà, là loại trà được tiến hành cho lên men toàn phần, lá chè sẽ chuyển màu sắc từ màu xanh sang màu đen nhờ vào quá trình oxy hóa. Hồng trà có vị rất dễ uống, người uống hồng trà sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên hồng trà đã trở thành một thứ thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của phần lớn người biết đến lợi ích của loại trà này.

Trà Shan Tuyết

Trà Shan Tuyết
Trà Shan Tuyết cổ thụ đem đến một hương vị thơm ngon mới lạ cho bạn khi thưởng thức

Trà shan tuyết là loại trà có búp trà to màu trắng xám, bên dưới của lá trà được bao phủ bởi 1 lớp lông tơ trắng, mịn. Trà shan tuyết có mùi hương thơm dịu, nước trà có màu vàng sánh như mật ong. Không giống với những loại trà khác mà ta thường thấy, trà Shan Tuyết là loại cây cổ thụ lâu năm thân gỗ to lớn, có những gốc trà lớn đến vài người ôm không xuể nên khi hái phải trèo lên cây. Cây trà này thường mọc ở những nơi có độ cao hơn 1200m so với mực nước biển, bao phủ xung quanh là mây mù, cùng với  nhiều yếu tố đặc biệt tinh túy khác đã tạo nên một loại trà Shan Tuyết “có một không hai”. 

Trà hoa lài 

Trà ướp hoa nhài
Trà ướp hoa nhài thơm ngon tròn vị và rất tốt cho sức khoẻ

Nhắc đến cái tên hoa lài người ta sẽ liên tưởng ngay đến là loại trà ướp với hoa lài, một loại hoa có một mùi thơm tinh khiết và nồng nàn rất lôi cuốn. Hoa lài dùng để ướp trà sẽ được thu hái vào những buổi trưa nắng và hái khi hoa chưa kịp nở. Và đến tối, khi những cánh hoa đã được nở sẽ ướp trà và hoa lài để cho ra một hương trà đậm vị, nồng nàn khó phai. Trà nhài có màu nước là màu vàng trong, có vị chát dịu và thanh ngọt sâu ở hậu vị, khi nếm một ngụm trà hương thơm của hương hoa nhài nồng nàn đến nao lòng.

Trà ướp hoa sen

Trà hoa sen
Trà hoa sen được mệnh danh là Quốc Ẩm của Đất Việt ta

Trà hoa sen là tên gọi của một loại trà được ướp với hoa sen. Loại trà dùng để ướp có phương thức chế biến khá tỉ mỉ và công phu tạo sự kết hợp cùng với hoa sen thơm lừng, tinh khiết. Hoa sen ướp sẽ được tách ra để lấy đi phần hạt gạo rồi rải đều. Với mỗi một lớp trà sẽ được rải một lớp gạo sen. Ướp trà sẽ diễn ra liên tục từ  7-9 lần như thế, mỗi lần ướp xong như thế sẽ lại được đem đi sấy khô rồi mới ướp tiếp. Sau cùng kết quả sẽ cho ra một mẻ trà sen hảo hạng phục vụ cho những người yêu trà trong và ngoài nước.

Trà ô long

Trà ô long
Trà ô long của Việt Nam được trồng chủ yếu ở vùng đất Lâm Đồng và một vài tỉnh miền Bắc có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp.

Trà Ô Long với mùi thơm cực kỳ thu hút và hương vị ngọt ngào nên dễ dàng lấy được tình cảm của người thưởng Trà. Giống trà này khá đặc biệt nên chỉ có Lâm Đồng mới đủ điều kiện phát triển hoặc một số tỉnh ở vùng núi phía Bắc. Từ công đoạn trồng cho đến thu hoạch và chế biến đều dựa theo công nghệ hiện đại nên sản phẩm tạo ra đều đạt chuẩn chất lượng và đem đến những công dụng tốt cho sức khoẻ người dùng.

Xem thêm: 3 Loại Trà Đắt Nhất Việt Nam | Có Tiền Chưa Chắc Mua Chuẩn Trà Ngon

Giá trị của cây chè trong việc sản xuất

 

Giá trị của cây chè trong việc sản xuất
Giá trị của cây chè đem đến không chỉ là kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội như công ăn việc làm cho người lao động.

Có thể thấy cây chè Việt Nam mang lại một giá trị kinh tế cao cho xã hội. Cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh ở khu vực miền núi, mà nơi đây là khu vực có nền kinh tế phát triển chậm hoặc kém phát triển. Cuộc sống người dân nơi đây có sự khác biệt lớn đối với người dân ở thành thị và gặp nhiều khó khăn hơn. Ngành chè đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân miền núi, giúp họ xóa nghèo, cải thiện được kinh tế gia đình và cả góp phần to lớn trong việc cải thiện nền kinh tế địa phương. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nước ta ngày càng mạnh hơn.

Những khó khăn trong việc sản xuất chè Việt Nam

Những khó khăn trong việc sản xuất chè
Cùng Hiệp hội chè Việt Nam tìm hiểu những khó khăn trong việc sản xuất chè ở nước ta hiện nay nhé!

Tuy có những vượt bật trong sự phát triển về canh tác sản xuất chè nhưng hiện nay, ngành chè đang tồn tại một số khó khăn như:

    • Quy mô sản xuất chè còn nhỏ lẻ, ước tính bình quân khoảng 0,2 ha/hộ nên rất khó khăn trong việc tiếp cận với các thiết bị kỹ thuật mới, hiện đại và chứng nhận chè an toàn.
    • Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè Việt Nam còn hạn chế, chè có tưới mới chỉ chiếm lượng nhỏ khoảng 7% diện tích đất trồng chè cả nước cho nên chưa phát huy được tiềm năng của các giống chè mới (chiếm đến 54% diện tích cả nước).
    • Chất lượng chè Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) của ngành chè dẫn đến chưa đáp ứng được các  yêu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu của các nước phát triển trong khi các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè (MRL) tại thị trường EU, Mỹ và Nga thì càng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
    • Nhiều cơ sở chế biến chè tuy được cấp giấy phép cho xây dựng nhưng lại không có vùng nguyên liệu đáp ứng, cùng với đó là trình độ tay nghề trong chế biến còn thấp, dẫn đến chất lượng chè không cao.
    • Liên kết giữa các khâu sản xuất và chế biến vẫn còn khá lỏng lẻo. Cả nước chỉ có 10% số các công ty/nhà máy chế biến chè đã có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ cho chế biến.
    • Diện tích đất trồng chè ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, giảm dần vì người dân sử dụng đất chè để trồng các cây công nghiệp khác có lợi nhuận cao hơn.
    • Việc bảo tồn gìn giữ các giống chè Việt Nam quý hiếm ở Việt nam vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ.

Tình hình tiêu thụ chè Việt Nam và ở nước ngoài

Tình hình tiêu thụ chè
Tình hình tiêu thụ chè có thể chia thành 2 nhóm là thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Cụ thể

Thị trường trong nước

Chè xanh là loại chè hiện đang chiếm phần lớn sức tiêu thụ trong nước. Và trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ chè trong nước tăng cao. Đặc biệt vào các ngày lễ Tết hay các sự kiện quan trọng dùng để biếu tặng, làm quà, … Trà trong cuộc sống hiện nay không chỉ đáp ứng cho lứa tuổi trung niên mà còn đáp ứng cho nhu cầu lớn của giới trẻ, cùng với đó mà sự đòi hỏi cao về tính tiện lợi, nhanh chóng và thẩm mỹ. Những thị hiếu này là điều kiện giúp những loại chè hòa tan hay chè túi nhúng có được chỗ đứng ổn định trên thị trường.

tình hình tiêu thụ chè trong nước
Chè xanh là loại thức uống được ưa chuộng tại Việt Nam và cũng là loại chè hiện đang chiếm phần lớn sức tiêu thụ trong nước.

Thị trường ngoài nước

Pakistan, Đài Loan và Nga là 3 thị trường tiêu thụ chè lớn của Việt Nam. Trong đó, Pakistan là thị trường dẫn đầu về sức tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam. 

Trong thời gian trước, việc xuất khẩu của ngành chè Việt Nam sang Pakistan bị giảm rõ rệt về cả kim ngạch và lượng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sản phẩm chè của Việt Nam không đa dạng chuẩn loại cũng như chất lượng chè không được đánh giá cao, đi đôi với đó là mẫu mã và quy chuẩn kém dẫn đến tình trạng chè Việt Nam không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm chè khác tại thị trường này.  

Thị trường tiêu thụ chè ngoài nước
Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam tại nước ngoài khá rộng và chủ yếu ở 3 thị trường lớn đó là Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga

Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đa số là các nước dễ tính. Còn với các thị trường có yêu cầu cao và khó tính như Mỹ, EU… Chè Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được chất lượng cũng như mẫu mã để xuất khẩu vào những thị trường này. Chính vì thế mà lượng chè xuất khẩu của Việt Nam so với các nước xuất khẩu khác chè lớn nhất thế giới vẫn còn hạn chế hơn.

Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2021

Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2021
Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước cho thấy một tín hiệu đáng mừng

Trong 6 tháng đầu năm 2021 lượng chè Việt Nam xuất khẩu của cả nước đạt 58.090 tấn. Con số này tăng 0,3% so với lượng chè xuất khẩu cùng kỳ của năm 2020, thu về 94,86 triệu USD tăng 4,4%, giá trung bình đạt 1.632,9 USD tăng 41%.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong tháng 6/2021 cả nước có lượng chè xuất khẩu đạt 11.110 tấn, tương đương với thu về 19,57 triệu USD, giá trung bình tính được là 1.761 USD/ tấn tăng 9,8% về lượng và tăng 18,7% về kim ngạch so với tháng 5/2021, tăng 8,1% về giá. So với tháng 6/2020 thì giảm 7,8% về lượng và giảm 2,1% về kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá.

Pakistan vẫn là quốc gia đứng đầu về sức tiêu thụ chè của Việt Nam xuất khẩu sang, con số đạt trên 17.274 tấn, tương đương với 33,41 triệu USD, giá trung bình 1.933,9 USD/tấn, tăng 12% về lượng, tăng 14,4% về kim ngạch và tăng 2,1% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 29,7% trong tổng lượng và chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Đài Loan là thị trường thứ 2 mà Việt Nam xuất khẩu chè sang, trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam xuất khẩu lượng chè tăng 15 % và tăng 12,9% về kim ngạch nhưng lại giảm 2% về giá so với 6 tháng đầu của năm 2020, đạt 8.425 tấn, tương đương 12,98 triệu USD.

Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2021
Xuất khẩu chè Việt Nam là một trong những ngành kinh tế đáng được chú trọng và phát triển

Thị trường thứ 3 mà Việt Nam xuất khẩu chè là Nga. Nga tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam đạt mức 6.501 tấn, tương đương với 10,33 triệu USD, giá 1.589 USD/tấn, giảm 11,8% về lượng, giảm 7% kim ngạch nhưng tăng 5,5% về giá so với cùng kỳ, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đáng chú ý nhất là Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021 sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc có mức tăng mạnh 55% về lượng, tăng đến 59% về kim ngạch và giá tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức 5.405 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 1.552,4 USD/tấn.

Kết luận

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước hiện nay.

Xem thêm:

Hoa Trà
Hoa Tràhttps://about.me/hoatra
Cô gái đến từ vùng trà Tân Cương Thái Nguyên, với ước mơ mang hương vị quê hương đến với những người yêu trà trên khắp Thế Giới.
RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết phổ biến