Thứ năm, Tháng Một 2, 2025
Home vi blog Tìm Hiểu Về Cây Trà Tiên – Tác Dụng Đáng Kinh Ngạc Từ Cây Trà Tiên

Tìm Hiểu Về Cây Trà Tiên – Tác Dụng Đáng Kinh Ngạc Từ Cây Trà Tiên

0
Tìm Hiểu Về Cây Trà Tiên – Tác Dụng Đáng Kinh Ngạc Từ Cây Trà Tiên
Tìm Hiểu Về Cây Trà Tiên - Tác dụng đáng Kinh Ngạc Từ Cây Trà Tiên

Từ lâu trong cuộc sống hằng ngày, những bài thuốc dân gian được tạo ra từ các loại cây trồng khác nhau tuy đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu. Cho đến bây giờ cuộc sống hiện đại hơn nhưng những bài thuốc dân gian ấy vẫn còn được đông đảo người dân truyền tai nhau và tin dùng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn một loại cây được xem là thảo dược với những công dụng hữu ích, đó là cây trà tiên, được biết đến nhiều trong việc chữa bệnh của Đông y học. Những thông tin bổ ích sẽ được chúng tôi cung cấp nay dưới đây, nếu bạn quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Cây trà tiên là gì?

Cây trà tiên là gì?
Cây trà tiên hay còn gọi được người dân gọi là cây é trắng – Một loại thảo dược với nhiều công dụng chữa bệnh rất hay

Cây trà tiên còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây é, cây é trắng, cây tiến thực hay hương thảo… Ngoài ra, khác với những tên gọi vẫn được dùng trong dân gian thì loại cây trà tiên này còn có tên gọi khoa học đó là: Ocimum basilicum L., var. Pilosum (Wild) Benth.

Khi nhắc đến trà tiên là đang nhắc đến một loại thảo dược đặc biệt được xem như một vị thuốc vô cùng lành tính bởi mang nhiều khả năng nổi bật như thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa hay hô hấp vô cùng hiệu quả. Cây trà tiên ngày càng phổ biến nhờ những công dụng đáng kể trong việc dùng làm phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. 

Thành phần hóa học của cây trà tiên

Thành phần hóa học của cây trà tiên
Cùng nhau tìm hiểu về thành phần hóa học của cây trà tiên 

Để nói về thành phần hóa học của cây trà tiên, thì không thể không nhắc đến lượng tinh dầu trong cây. Lượng tinh dầu trong toàn cây trà tiên chiếm tới khoảng 2,5% đến 3,5% hoặc một số cây cũng có thể lên đến 4% hoặc 5%. Để thu được hàm lượng dầu cao nhất thường sẽ vào giai đoạn cây đã ra hoa. Trong tinh dầu thu được chủ yếu gồm những thành phần như: citral, citronellol với lượng tỉ lệ thành phần cụ thể là citral tỷ lệ 56 – 75%, một ít citronellal 1,4%, ngoại ra còn có khoảng hơn 20 chất khác.

Lượng tinh dầu thu được có đặc điểm dễ nhận biết đó là mang màu vàng nhạt cùng một mùi thơm dễ chịu của sả và chanh. Độ pH trong tinh dầu đạt khoảng 4 – 4,5.

Hạt cây trà tiên có chứa khoảng 5% nước, 3-4% là chất vô cơ và chất nhầy, bên cạnh đó khi hạt trà tiên được thủy phân sẽ tạo nên thành phần có chứa acid galacturonic, arabinose và galactose.

Đặc điểm của cây trà tiên

Đặc điểm của cây trà tiên
Cây trà tiên khá gần gũi với cuộc sống của con người bởi nó chính là một loại rau rất ngon thường được dùng để ăn trong mâm cơm Việt

Loại cây này có những đặc điểm nổi bật trên từng bộ phận của cây như sau:

    • Thân cây thuộc dạng thân thảo có chiều cao khoảng 0.5 – 1m hoặc cũng có thể cao hơn. Toàn bộ phần cây và lá đều có lông và có màu xanh lục nhạt.
    • Phần lá của cây trà tiên được cấu tạo mọc đơn đối chéo chữ thập, không có phần lá kèm, phần phiến lá có độ dài khoảng 56cm, cùng độ rộng khoảng 2 – 3cm, và có màu xanh lục nhạt, kèm theo nhiều lông nhỏ, ở phần mép lá của cây trà tiên có răng cưa.
    • Hoa của cây trà tiên mọc thành cụm và không có cuống. Cụm hoa trà tiên là những xim co và trong mỗi xim co sẽ có cấu tạo gồm 3 hoa. Hoa trà tiên có sự hòa lẫn giữa hai màu trắng và xanh. Đó là màu xanh của đài hoa trà tiên xen lẫn cùng màu trắng của tràng hoa.
    • Phần quả (hạt) cây trà tiên được chia làm bốn phần có cấu tạo rời nhau, chúng không thể tự mở và nằm trong đài hoa với mỗi quả sẽ chứa một hạt. Quả của cây trà tiên có hình bầu dục và mang màu xám đen, khi sờ phần quả sẽ cảm nhận được tính nhẵn, quả (hạt) cây trà tiên khi được cho vào nước sẽ tạo thành một màng nhầy có màu trắng bao bọc bên ngoài.
Hoa cây trà tiên
Cây trà tiên cùng với hoa mang hương thơm vô cùng chanh sả

Đặc điểm sinh trưởng của cây trà tiên:

    • Trà tiên là loại cây được trồng bằng hạt và khoảng thời gian được chọn trồng là mùa xuân, và được thu hoạch khi cành lá chưa có hoa hoặc đã có nụ. Cây trà tiên có thể được sử dụng lúc còn tươi hoặc cũng có thể đem phơi trong bóng râm. 

Hương thơm của cây trà tiên:

    • Toàn thân cây mang một mùi thơm đặc trưng hòa quyện giữa mùi thơm của mùi chanh và sả. 

Nguồn gốc của cây trà tiên

Nguồn gốc của cây trà tiên
Cây trà tiên ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở các khu vực miền Bắc và các tỉnh Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ

Cây trà tiên là giống cây trồng có nguồn gốc phân bố chủ yếu ở vùng Châu Phi, hay một số nơi có khí hậu thuộc vùng ôn đới của Châu Á. Ở nước ta, cây trà tiên được trồng chủ yếu ở khu vực các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh ở Tây Nguyên. Bởi loại cây trà tiên này có những đặc tính thích hợp để thích nghi và phát triển trong môi trường điều kiện khí hậu ở những khu vực này.

Tuy cây trà tiên về nguồn gốc có phần khắt khe trong việc chọn môi trường sống, song loại cây này lại được không ít người biết đến bởi những công dụng vượt trội và phổ biến. Vậy cây trà tiên có những công dụng gì mà khiến nhiều người phải kinh ngạc, hãy cùng chúng tôi đi tiếp phần dưới đây để biết được công dụng của loại cây này.

Những công dụng tuyệt vời từ cây trà tiên

Công dụng của cây trà tiên
Có không ít người khi nhắc đến cây trà tiên đều sẽ biết được những công dụng đáng kể của nó. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm đến bạn công dụng của loại cây trà tiên.

Trà tiên được biết đến là vị thuốc điều trị tốt cho những đối tượng bệnh như:

    • Cảm mạo, phong hàn: Đây là vị thuốc hữu hiệu chữa chứng bệnh này nhanh mà không gây tác dụng phụ như những loại thuốc khác. Có thể dùng lá để vắt lấy nước hoặc có thể xông khắp người.
    • Người bị các chứng đau đầu và có vấn đề về hệ tiêu hóa: Trà tiên là vị thuốc khắc phục tốt những chứng như đau đầu, hay đau dạ dày, chướng bụng, vị thuốc lành tính này sẽ có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu.
    • Giảm các triệu chứng đau nhức: Đặc điểm lành tính trong thành phần của cây trà tiên đặc biệt phần hạt (có tính hàn) còn có tác dụng giúp giảm đau nhức xương khớp cho một số đối tượng mang chứng bệnh này.
    • Công dụng giảm viêm: Cây trà tiên còn có tác dụng trong việc giảm các vết viêm tấy,  giảm sưng và giảm đau một cách đáng kể.
    • Các công dụng khác: Trà tiên còn được xem là vị thuốc giúp củng cố sức khỏe, giảm stress, căng thẳng cho người dùng, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho con người nếu sử dụng trà tiên ướp thường xuyên.

Trà tiên – loại thảo dược, vị thuốc lành tính với nhiều công dụng hữu hiệu sẽ là bài thuốc quý cho những ai biết đến những công dụng đáng kể này. 

Những bài thuốc hay về cây trà tiên

Những bài thuốc hay về cây trà tiên
Chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những bài thuốc hay từ cây trà tiên mà chắc chắn trong cuộc sống hằng ngày sẽ không ít lần bạn gặp phải những vấn đề cần đến phương thuốc này.

Cây trà tiên là phương thuốc quý cho việc chữa trị những bệnh đơn giản thường gặp trong đời sống. Nhưng để sử dụng chúng đúng mục đích và liều lượng thì không phải ai cũng biết rõ, với mỗi triệu chứng bệnh khác nhau sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau vì vậy bạn cần hiểu thật rõ về những bài thuốc này để tránh được một số sai lầm không đáng có. Cụ thể:

Làm thuốc xông chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu

Nếu đang mắc phải các chứng như cảm cúm, sốt hay đau đầu thì trà tiên là phương thuốc hữu hiệu và nhanh lành hơn hẳn các phương thuốc khác. Có thể dùng lá trà tiên tươi với một lượng khoảng 20 – 30g, dùng riêng hoặc có thể kết hợp thêm với nhiều loại lá thơm và hoặc lá bưởi, lá chanh, cúc tần, …, với những loại lá này liều lượng mỗi thứ là 10g, cho chung vào nồi nấu nước xông cho vã mồ hôi là khỏe.

tác dụng của cây trà tiên trong việc chữa trị chứng đau đầu
Tác dụng cực hay của cây trà tiên trong việc chữa trị các chứng liên quan đến cảm cún, sốt và đau đầu

Tác dụng của cây trà tiên đối với các triệu chứng đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa

Có thể sử dụng cành lá trà tiên phơi khô, sau đó hãy cắt nhỏ chúng và dùng một lượng khoảng 10 – 20g, hãm nước uống trong ngày. Hoặc có thể uống như uống trà bình thường cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể bạn.

Chữa táo bón

Hạt trà tiên là phương thuốc dùng để chữa chứng táo bón. Có thể dùng liều lượng như là 4 – 12g hạt trà tiên đem ngâm vào 100ml nước ấm đến khi nào nhìn thấy bên ngoài hạt trà tiên xuất hiện một lớp nhầy có màu trắng bao quanh. Sau đó tiến hành cho thêm đường vào và khuấy đều lên bạn sẽ có một dạng thức uống vừa ngon lại có thể chữa được chứng táo bón.

Chữa viêm thận, viêm bàng quang, tiểu buốt

Cây trà tiên còn được biết đến với công dụng chữa được các bệnh của hệ bài tiết, những chứng như viêm thận, viêm bàng quang, tiểu buốt. Có thể dùng 3 đến 6 giọt tinh dầu trà tiên pha cùng với siro và nước nhũ tương, uống trong ngày bạn hoàn toàn có thể khắc phục các chứng bệnh này một cách hiệu quả đáng kể. 

Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái buốt
Ngoài các bài thuốc chuyên trị được nêu ở các phần trên thì cây trà tiên còn có công dụng chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái buốt

Giảm căng thẳng mệt mỏi

Cuộc sống, công việc đòi hỏi con người phải tập trung một cách cao độ, vì vậy việc căng thẳng mệt mỏi dẫn đến stress là không tránh khỏi. Những lúc như vậy, bạn hãy cân nhắc sử dụng cây Trà Tiên. Dùng kết hợp trà ướp với trà tiên để pha uống mỗi ngày là phương thức hữu hiệu giúp bạn thoải mái hơn. Cách thực hiện ướp rất đơn giản, chỉ cần lấy một lượng khoảng vài trăm gam trà ngon chưa ướp, đem trộn nhuyễn với vài lá trà tiên đã được phơi héo và thái sợi nhuyễn để pha dùng như dùng trà bình thường hằng ngày là được.

Kết Luận

Hy vọng với những chia sẻ trên về cây trà tiên của chúng tôi sẽ giúp ích được bạn trong việc xử lý, khắc phục được những trường hợp, triệu chứng có thể xảy ra cần giải quyết nhanh tại nhà để tránh tốn nhiều thời gian công sức và tiền bạc.

Cây trà tiên có rất nhiều công dụng hữu ích, tác dụng thanh nhiệt, giúp nhuận tràng, hay chữa các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, ho, đau bụng, ăn không tiêu, chứng bụng,… Tuy nhiên, dù là lành tính nhưng sử dụng vào mục đích gì thì cũng chỉ nên sử dụng loại dược liệu này với một liều lượng ở mức cho phép. Hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu chưa biết liều lượng cần sử dụng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Hiệp hội chè Việt Nam

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây