Trà gừng có tác dụng gì?
1. Tác dụng của trà gừng làm giảm say tàu xe
Sự ổn định trong chức năng tiêu hóa và huyết áp khi đi tàu xe là điều rất quan trọng để tránh bị say tàu xe, và trà gừng có tác dụng rất tốt trong việc này.
Ngoài ra, trà gừng có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế tác dụng của histamine, làm giảm các phản ứng phản vệ của cơ thể, đồng thời giảm co thắt cơ trơn, tất cả những điều này đều có thể giảm được tình trạng say tàu xe.
2. Tác dụng của trà gừng làm giảm buồn nôn
Không chỉ làm giảm cảm giác buồn nôn do say tàu xe, trà gừng còn có khả năng làm điều tương tự với cảm giác buồn nôn đến từ các vấn đề khác. Trong gừng có chứa hợp chất gingerol nắm giữ khả năng giảm thiểu các triệu chứng buồn nôn của phụ nữ mang thai, bệnh nhân sau hóa trị và hậu phẫu.
3. Công dụng của trà gừng tốt cho tim mạch
Với những người có cơ địa phù hợp thì việc sử dụng trà gừng thường xuyên, liều lượng hợp lý có khả năng giúp họ chống lại những biến chứng tim mạch như: Cao huyết áp, cholesterol cao, cả thiện lưu thông máu, ngăn ngừa máu đông bất thường…
4. Công dụng của trà gừng giúp kiểm soát cân nặng
Tại Đạo Học Columbia của Mỹ, một khảo sát thí nghiệm dựa trên 10 đối tượng là nam có chỉ số BMI trên 25 đã chỉ ra rằng sử dụng trà gừng giúp giảm cảm giác thèm ăn của những người đàn ông kể trên, từ đó gián tiếp hỗ trợ kiểm soát cân nặng của mình.
5. Tác dụng của trà gừng giúp giảm đau
Trà gừng và đặc biệt là trà gừng mật ong có tác dụng rất hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng của đau đầu do căng thẳng hay các loại viêm nhiễm xoang mũi. Điều này có được là nhờ 2 hợp chất shogaols và gingerols có rất nhiều trong củ gừng.
6. Tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch
Các chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp tăng cường miễn dịch và giảm căng thẳng. Thậm chí chỉ cần hít hơi nước từ trà nóng cũng có thể làm giảm tắc nghẽn và các vấn đề về hô hấp khác do cảm lạnh hoặc dị ứng môi trường gây ra.
Các nghiên cứu trong phòng thì nghiệm cho thấy rằng ở điều kiện thích hợp nhiều hợp chất có trong gừng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại một số loại tế bài ung thư, trong đó có ung thư ruột kết và cả ung thư tuyến tụy.
7. Trà gừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ não
Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của gừng chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm – hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các bệnh thoái hóa não như bệnh Alzheimer.
Với đặc tính chống oxy hóa của mình, gingerol và shogaol có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự thoái hóa chức năng não ở người lớn tuổi
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng chỉ ra rằng chiết xuất gừng giúp cải thiện khả năng sống sót của tế bào chống lại beta-amyloid, một loại protein có liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer có thể dẫn đến nhiễm độc tế bào não.
8. Tác dụng của trà gừng trong việc Cải thiện hệ tiêu hóa
Shogal là thành phần cay của gừng, giúp kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, nó giúp thoát khỏi chứng khó tiêu và ợ hơi.
9. Giảm bị chuột rút và những khó chịu khi tới ngày “đèn đỏ”
Khi bị chuột rút hoặc khó chịu, chướng bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên uống gừng để giảm bớt cảm giác khó chịu. Vì gừng có vị cay, hăng nên có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh hoạt huyết trừ ứ, giảm co thắt tử cung của phụ nữ, giúp thông kinh.
10. Uống trà gừng giúp giảm ho và thông mũi
trà gừng có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm đường hô hấp và làm giảm thiểu sự tắc nghẽn trong khoang mũi nhờ vào đặc tính cay, nóng.
Các bài thuốc dân gian như trộn gừng, mật ong và chanh cũng rất hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…
Uống nước gừng nhiều có tốt không?
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ khi dùng quá liều loại thức uống này:
Khó chịu trong bụng
Đối với người bình thường thì 4mg gừng mỗi ngày là mức tiêu thụ phù hợp. Việc sử dụng quá nhiều gừng hoặc trà gừng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày, đầy hơi và ợ chua.
Cao huyết áp
Đối với những người bị cao huyết áp, không nên sử dụng gừng hoặc uống trà gừng vào thời điểm cơn huyết áp đang lên cao vì điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Đặc biệt, khi uống trà gừng nóng có thể làm giãn mạch, thậm chí gây đứt mạch máu ở người bị cao huyết áp. Lúc này, trà gừng được xem là một chất kích thích huyết áp tăng cao hơn, khiến cho động mạch bị vỡ và nguy cơ gặp tai biến rất nguy hiểm đối với tính mạng.
Dị ứng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể gây ra nhiều phản ứng dị ứng, chẳng hạn như khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp, sưng môi và lưỡi, phát ban hoặc ngứa. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn nên ngừng sử dụng gừng và đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng trà gừng
Đối với người bình thường thì sử dụng gừng hay trà gừng ở mức độ vừa phải, phù hợp thì sẽ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng trà gừng.
- Với những người bị cao huyết áp thì hạn chế không nên sử dụng trà gừng đặc biệt là vào lúc huyết áp trong cơ thể đang ở mức cao. Tính cay nóng của gừng có thể kích ứng làm tăng hoạt động của máu, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Những người có cơ thể nhạy cảm như bà bầu hay người bị thận cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng trà gừng một cách thường xuyên.
- Như đã nói ở trên thì sử dụng gừng hay trà gừng ở mức độ vừa phải, phù hợp thì sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, và lượng vừa phải ở đây t muốn nói đó là 4mg/ngày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều trà gừng và đặc biệt trong lúc bụng đang đói thì có thể dẫn đến các triệu chứng như: tăng nhịp tim, mất ngủ, tiêu chảy, nôn mửa, ợ nóng….
Cách làm trà gừng tại nhà đơn giản
chuẩn bị nguyên liệu để pha trà gừng
- Gừng gọt vỏ, thái lát
- nước nóng
- chanh, mật ong, đường hoặc bất cứ thứ gì bạn thích
Các bước tiền hành để pha trà gừng
- cho 500 ml nước cùng với 5 lát gừng thái mỏng vào nồi và đun sôi, sau đó hãm nhỏ lửa trong vòng 15p
- sau đó để trà gừng nguội một chút và thêm chanh, mật ong hoặc đường tùy theo sở thích của bạn