Cây Chè xanh là một trong những đặc sản của Việt Nam, phân bố ở những khu vực có điều kiện sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Chè xanh là loại thức uống với nhiều công dụng được đông đảo khách hàng lựa chọn. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm nhiều thông tin khái quát cần thiết về cây chè.
Thành phần hóa học có trong cây chè xanh
Hợp chất phenol (tanin)
Đây là hợp chất tham gia vào giai đoạn tạo và giữ hương vị, màu sắc chè. Khi có đủ oxy và chịu sự tác động của enzym thì hợp chất sẽ nhanh chóng bị oxi hoá. Chè sẽ càng đạt chất lượng tốt nếu hàm lượng tanin trong chè nguyên liệu nhiều.
Caffeine
Đây là thành phần hoá học quan trọng mang giá trị dược lý, tạo cảm giác thư giãn khi thưởng thức. Thành phần này có từ 3 – 4% lượng chất khô của chè tươi. Caffeine có thể tạo thành muối tanat cafein tan trong nước nóng nhờ sự kết nối với tanin và những sản phẩm oxi hóa khác. Khi tan trong nước caffeine tạo ra màu xanh cho nước chè, có hương thơm và ít đắng hơn.
Protein và acid amin
Trong búp chè thì protein phân bố không đều, chỉ có khoảng 15% so với tổng lượng chất khô của chè. Nước chè đen được làm đục bởi sự liên kết giữa protein với polyphenol, tanin không tan trong nước. Ngoài ra, protein và tanin sẽ giảm độ chát và đắng cho chè.
Đồng thời, trong lá chè cũng có khoảng 17 acid amin được tìm thấy như: leucine, isoleucine, valine, phenylalanine, threonine, serine, glutamic, aspartic,… Khi những loại acid này kết hợp với tanin và được cho ra những hợp chất có hương thơm đặc biệt và vị đậm đà hơn.
Carbohydrates
Những loại đường có trong Carbohydrates tạo ra mùi vị và hương thơm của chè được đặc trưng hơn nhờ sự tác động của nhiệt và nhiều yếu tố khác.
Các chất màu
Anthocyanin (Cyanidin, Delphinidin), Chlorophyll, Carotenoid là những chất tạo màu cần thiết có trong lá chè.
Vitamin và khoáng
Trong búp chè có nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như: A, B1, B2, C và PP tốt hơn những loại thức uống khác. Ngoài ra, chè đem lại lượng khoáng tương đối lớn cho cơ thể. Trong tổng lượng khoáng cần thiết thì khoáng K chiếm khoảng 50%.
Enzyme
Trong quá trình chế biến và sinh trưởng của chè không thể thiết các enzyme giữ vai trò chuyển đổi các phản ứng sinh hóa. Để thực hiện tốt vai trò này enzyme có 2 loại chính: enzyme thủy phân và oxi hóa – khử. Đây là loại enzym có lợi cho quá trình lên men của chè đen, nhưng với chè xanh thì không cần thiết. Do đó, khi chế biến chè xanh thường sẽ sao hoặc chần chè kỹ ở nhiệt độ cao để enzyme bị vô hoạt.
Đặc điểm của cây chè
Bên cạnh những thành phần hóa học thì cây chè xanh cũng là loại cây công nghiệp lâu năm nên có nhiều đặc điểm hình thái khác biệt như sau:
Thân & cành cây chè
Về thân chè: Có một thân chính to và chắc chắn. Đến giai đoạn phát triển thân sẽ hình thành các cành phân cấp. Thông thường, thân cây chè có 3 dạng, đó là: thân bụi, thân bán gỗ và thân gỗ.
Về cành chè: Cành được hình thành từ các mầm dinh dưỡng của thân và chia thành 3 cấp: I, II và III.
Khung tán: Khung tán của cây chè được quyết định bởi thân và cành. Nếu cây có thân và cành tốt thì khung tán sẽ có chất lượng cao.
Mầm cây chè
Cây chè có 2 mầm chính, đó là:
-
- Mầm sinh thực có vị trí tại nách lá;
- Mầm dinh dưỡng: gồm mầm cố định (mầm ngủ, mầm nách và mầm đỉnh) và mầm bất định sẽ tạo ra cành.
Búp chè
Đây là phần non phía trên của cành chè, tạo ra từ mầm dinh dưỡng với 2, 3 lá non và 1 tôm. Căn cứ và cách chăm sóc, điều kiện sinh thái, giống mà búp chè sẽ có kích thước khác nhau. Búp chè gồm có búp mù và búp bình thường.
Lá chè
Lá chè thường rộng từ 2 đến 5cm và dài khoảng 4 đến 15cm, mọc ở mỗi đốt trên cành. Gân lá hiện rõ trên lá, phía rìa lá không có gân mà có răng cưa. Khi lá còn non thì có lông tơ màu trắng dưới lá và có màu xanh nhạt, sau đó đổi thành màu lục sẫm khi già.
Mỗi lứa tuổi của lá sẽ có những thành phần hóa học khác nhau nên có thể chế biến thành những sản phẩm trà có hương thơm và mùi vị khác. Người ta thường chế biến 2, 3 lá mới với chồi lá và thu hoạch tầm 1 – 2 tuần/1 lần.
Rễ cây chè
Hệ thống rễ cây chè có: rễ hấp thụ, rễ bên và rễ trụ. Trong đó:
-
- Rễ trụ: Phát triển nhanh ăn sâu vào đất khoảng 1m.
- Rễ bên: Xuất hiện sau khi rễ trụ phát triển khoảng 3 – 5 tháng sau.
- Rễ hấp thu: Tập trung giữa 2 bên chè khi cây lớn và phân bố khoảng 10 – 40cm dưới lòng đất.
Căn cứ vào đặc điểm đất đai, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, tuổi cây và loại chè mà rễ sẽ có sự phân bố khác nhau.
Hoa & quả cây chè
Về hoa chè:
Sau quá trình trồng chè bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những bông hoa màu trắng ánh vàng, có khoảng 5 – 8 cánh trên cây chè, người ta gọi đó là hoa chè. Đây là loại hoa lưỡng tính, được tạo ra từ những mầm sinh thực ở nách lá. Thông thường, vào tháng 6 hoa bắt đầu hình thành và đến tháng 11 sẽ bắt đầu nở rộ. Tùy vào sự khỏe mạnh của mầm sinh thực mà cây có số lượng hoa nhiều hay ít khác nhau.
Về quả chè:
Đây là quả nang với 3 ngăn và có khoảng 2 – 4 hạt. Quả sẽ chuyển thành màu nâu khi chín và tự đẩy hạt ra ngoài.
Tên gọi của cây chè
Tên gọi khoa học của cây chè là Camellia sinensis. Trong tiếng Latinh tên gọi sinensis nghĩa là “Trung Quốc”. Để sản xuất chè ngon với nhiều giá trị dược liệu, người ta chỉ sử dụng búp và lá chè.
Theo từ điển tiếng Việt thì “chè” là từ chỉ cây trồng, sản phẩm tươi, hoặc đã được chế biến sẵn từ chối và lá chè.
Trong tiếng Hoa thì chè còn được gọi bằng những cái tên khác như: xuyễn, minh, giả, thiết.
Như vậy, có thể thấy tên gọi của cây chè xanh sẽ phụ thuộc vào từng địa phương mà có cách gọi khác nhau.
Nguồn gốc cây chè xanh
Nguồn gốc cây chè là một trong những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn như: Nhiều người cho rằng nguồn gốc của chè có ở cao nguyên Vân Nam – Trung Quốc, một số khác lại cho rằng cây chè xanh có ở Bắc Việt Nam, hoặc ở Miến Điện hay xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Đối với thời xa xưa khi chưa có sự phân chia địa danh rõ ràng, thì việc xác định nguồn gốc cây chè của địa danh nào rất khó. Do đó, ta có thể thấy những khu vực kể trên đều thuộc vùng Đông Nam Á cổ đại.
Như vậy, có thể hiểu khu vực Đông Nam Á cổ đại chính là cái nôi của cây chè và ngày nay đang được phân bố rộng rãi ở nhiều trên thế giới với điều kiện sinh thái thích hợp.
Lịch sử phát triển của cây chè Việt Nam
Cây chè là loại cây có lịch sử lâu đời từ hàng nghìn năm trước tại Việt Nam và Trung Quốc
Trải qua 2 ngàn năm, cây chè bắt đầu phát triển rộng khắp các nước khác trên thế giới. Với nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chè ở Trung Quốc được trồng khoảng năm 330 sau công nguyên. Sau hơn 1000 năm thì cây chè xuất hiện từ Châu Á sang Châu Phi và Châu Âu.
Đến năm 1924 -1925, miền Bắc nước ta phát triển mạnh việc trồng cây chè xanh với trang trại nghiên cứu chè Phú Thọ. Trải qua nhiều năm, cây chè đã trở nên phổ biến và phân bố ở nhiều tỉnh thành khác như: Thái Nguyên, Lâm Đồng, Thanh Hóa,…
Cây chè phân bố nhiều ở đâu trên Thế Giới
Cây chè sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm với nắng ấm. Do đó, những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với lượng mưa trong năm ít nhất khoảng 127cm sẽ có nhiều khu vực trồng chè. Ngoài ra, khu vực từ miền nam nước Anh đến xích đạo cũng là một trong những nơi lý tưởng cho cây chè phát triển.
Với đặc tính sinh thái này của cây chè, thì trên thế giới chúng sẽ có mặt nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và những châu lục khác nằm trong khoảng từ 30 độ vĩ Nam đến 45 độ vĩ Bắc của cao nguyên Natal, Châu Phi đến Gruzia.
Ở những khu vực này cây chè xanh sẽ ra nhiều tán lá, phát triển tốt mang lại mùi hương đặc trưng và có chất lượng ngon hảo hạng nhiều người thích.
Phân loại cây chè
Dựa vào đặc điểm của cây chè xanh mà cây được chia thành những loại cơ bản sau đây:
Cây chè Trung Quốc lá nhỏ
Đây là cây chè có lá nhỏ, màu xanh đậm, dài từ 3 – 6cm và có nhiều gợn sóng. Lá có răng cưa nhỏ và đôi gân lá mờ. Thân chè dạng bụi thấp có nhiều cành. Năng suất chè này thấp vì các búp nhỏ, hoa thì nhiều, chất lượng chè không quá nổi bật. Cây chè xanh có thể chịu được nhiệt độ thấp từ 12 – 15 độ C. Người ta thường thấy giống chè này ở miền Đông Nam, Đông Trung Quốc, Nhật Bản,…
Cây chè Trung Quốc lá to
Cây chè Trung Quốc lá to có chiều dài trung bình đạt từ 12 đến 15cm, rộng khoảng 5 đến 7cm. Lá thường bóng, có màu xanh nhạt, lá nhọn phía đầu. Gân lá rõ và có răng cưa sâu nhưng không đồng đều. Trong điều kiện sinh trưởng bình thường của tự nhiên, thân cây cao khoảng 5m. Loại chè này cho năng suất tốt, được trồng nhiều ở Vân Nam, Tứ Xuyên thuộc Trung Quốc.
Cây chè Shan tuyết cổ thụ
Loại chè này có lá to hơn dài khoảng 15 – 18cm, có màu xanh nhạt, phần răng cưa của lá thường dày và nhỏ. Cây có thân gỗ cao lên tới 10m. Cây chè có phần tôm với nhiều lông tơ, mịn và màu trắng đặc trưng của chè. Cây chè thích hợp để phát triển đạt năng suất cao ở những địa hình cao, điều kiện khí hậu ẩm và ấm. Cây chè chủ yếu có ở Việt Nam, Vân Nam (Trung Quốc) và miền Bắc Miến Điện.
Cây chè Ấn Độ
Cây chè xanh Ấn Độ có thân cây cao hơn nhiều có thể đạt 17m và cành được phân tầng thưa thớt. Phần lá hình bầu dục, dài từ 20 – 30cm, mềm, mỏng, gợn sóng và có màu xanh đậm. Cây có năng suất cao, không ra nhiều hoa và quả. Cây chè có ở Miến Điện, Ấn Độ và Vân Nam – Trung Quốc.
Những vùng trồng chè lớn nhất Việt Nam
Việt Nam là khu vực có điều kiện thuận lợi cho cây chè phát triển, đạt sản lượng và chất lượng vượt trội. Hiện nay, nước ta có những vùng chè lớn và nổi tiếng sau đây:
Vùng chè Tây Bắc
Đây là khu vực có khí hậu gió mùa, mùa đông ẩm, lượng mưa ít và dao động biên độ ngày đêm cao. Đặc biệt, ở đây có loại đất nâu, vàng, ít dốc rất phù hợp để trồng cây chè.
Tây Bắc trồng nhiều chè, nhưng nổi tiếng nhất là chè Shan có sản lượng lớn. Lai Châu và Sơn La là 2 tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất ở đây.
Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn
Khu vực này có địa hình phức tạp, núi cao, khí hậu ẩm ướt quanh năm và cao nhất cả nước. Điều kiện này rất lý tưởng cho cây chè xanh sinh trưởng và phát triển cho năng suất tốt. Đất trồng chè chủ yếu là đất vàng và đỏ vàng, có nhiều mùn và độ dốc thoải.
Khu vực có giống chè Trung Du chiếm đa số ở Tuyên Quang. Ngoài ra, vùng này còn có nhiều đồi chè công nghiệp như: Trần Phú, Yên Bái, Văn Hưng, Tân Trào, Sông Lô,…
Vùng chè Trung du – Bắc Bộ
Điều kiện khí hậu ở đây có nhiều thay đổi và chuyển biến giữa các mùa, giữa các vùng. Thông thường, vào mùa hè, cây chè của vùng Trung du Bắc Bộ sẽ phát triển tốt hơn.
Năng suất chè giữa các tỉnh không có sự chênh lệch lớn trong vùng. Ở khu vực miền Bắc thì đây là nơi có số lượng chè lớn nhất. Trong đó, tỉnh có diện tích trồng chè rộng và đạt sản lượng đứng thứ 2 cả nước là tỉnh Thái Nguyên.
Vùng chè Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông ít lạnh, ẩm ướt, còn mùa hè có gió Tây. Khí hậu nóng ẩm vào tháng 7, cuối mùa hè thì có mưa ẩm.
Vùng chè này nổi tiếng từ lâu đời với khoảng 5 nghìn ha chè từ tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An và có 10 nhà máy chế biến chè nổi tiếng.
Vùng chè Tây Nguyên
Khu vực có những tiểu vùng khí hậu khác biệt và phức tạp. Ở Tây Nguyên thì Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thuận lợi để cây chè sinh trưởng và phát triển nên có diện tích chè lớn, mang lại nhiều sản lượng chè cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tác dụng của cây chè xanh
Mời bạn cùng tìm hiểu với Hiệp hội chè Việt Nam.
Tác dụng chống oxy hóa
Trong lá chè xanh có chứa epigallocatechin gallate với công dụng chống oxy hóa tốt, hạn chế sự lão hóa da. Đồng thời, lá chè xanh còn giúp chữa lành nhanh chóng cho các vết thương.
Tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Lá chè xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên có tác dụng thải độc tố hiệu quả.
Tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa
Chất polyphenols của lá chè xanh có tác dụng giảm quá trình lão hóa, làm giảm các nếp nhăn trên da và có thể ngăn chặn các gốc tự do.
Tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nhờ có chất chống oxy hóa mà chè xanh có thể loại bỏ các yếu tố gây hại, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Những thành phần này sẽ giúp những tế bào được bảo vệ, đảm bảo sức khỏe tốt.
Tác dụng giúp huyết áp ổn định
Đối với những người bị cao huyết áp nên sử dụng chè xanh làm thức uống để hạn chế các chất gây tác hại đến sự co bóp của mạch và tăng huyết áp.
Công dụng điều trị mẩn ngứa, các bệnh ngoài da
Từ lâu đời, lá cây chè xanh được nhiều người sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ em khi bị mẩn ngứa, viêm da, mụn nhọt hiệu quả. Vì trong lá chè có chứa những thành phần hóa học gây bất lợi cho những vi khuẩn có hại cho da.
Công dụng giúp tinh thần sảng khoái, giảm buồn ngủ
Trong chè xanh có chứa cafein với công dụng giảm buồn ngủ, xua tan mệt mỏi, tạo sự thư giãn và thoải mái. Đây là loại thức uống giúp bạn tỉnh táo và tập trung nên nếu bạn bị mất ngủ thì bạn không nên dùng nhiều.
Công dụng ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ răng lợi
Trà xanh có thành phần hóa học thích hợp để loại bỏ và ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn hôi miệng, nên được dùng nhiều trong kem đánh răng. Ngoài ra, thường xuyên uống nước chè cũng giúp tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho răng miệng giúp bảo vệ răng miệng được tốt hơn.
Công dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu
Trà xanh giúp ổn định và hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu trong máu hiệu quả. Điều này, giúp hình thành lượng cholesterol cần thiết và tốt cho cơ thể.
Công dụng hỗ trợ giảm cân an toàn, hiệu quả
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả và an toàn để giảm cân thì một giải pháp đơn giản được đưa ra chính là chè xanh. Khả năng trao đổi các chất, đốt mỡ và calo từ chè xanh rất hữu hiệu. Vì chè xanh có thể làm quá trình chuyển hóa glucose thành mỡ bị ngắt quãng. Với chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý kết hợp với chè xanh bạn sẽ giảm cân thành công.
Tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch
Đối với những người thường xuyên sử dụng nước chè sẽ ít mắc các bệnh đột quỵ và tim mạch. Vì chè xanh sẽ làm hạ lượng cholesterol xấu có trong máu, hạn chế sự phá hủy tế bào và nhanh chóng phục hồi các tế bào quan trọng ở tim mạch hiệu quả.
Tác dụng tăng cường sức đề kháng
Với những chất flavonoid và polyphenol của lá cây chè xanh sẽ giúp bạn tăng được đề kháng với hệ thống miễn dịch tốt, đảm bảo sức khỏe tốt.
Tác dụng tốt cho não
Nhờ sự hỗ trợ từ các hợp chất và catechin hạn chế sự tổn thương cho tế bào cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Đồng thời, trí não cũng nhanh nhạy, tập trung và sáng tạo hơn trong công việc.
Tác dụng giúp xương chắc khỏe
Trà xanh có lượng florua cao, đảm bảo xương chắc khỏe. Bên cạnh, khi uống trà thường xuyên làm hạn chế các nguy cơ viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Tác dụng tốt cho gan, thải độc gan
Chè xanh chứa nhiều cafein có vai trò chống oxy hóa, giúp ích cho quá trình thải độc gan và giảm chất béo làm phục hồi chức năng gan.
Công dụng làm đẹp da
Nước chè xanh giúp da được trắng sáng và mịn hơn nếu bạn uống mỗi ngày 1 ly. Ngoài ra, có nhiều bạn còn dùng túi lọc trà đã sử dụng làm mặt nạ đắp cho mắt giảm quầng thâm mắt hiệu quả. Với những chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho da, nhiều người còn chọn bột chè xanh làm mặt nạ. Điều này, giúp da được sáng bóng và giảm nếp nhăn đáng kể.
Công dụng giảm nguy cơ hen suyễn
Chất theophylline của chè xanh có lợi và hỗ trợ phế quản tốt. Nước trà có tác dụng hiệu quả trong việc giảm tác hại của bệnh hen suyễn cho những ai đang mắc bệnh này.
Công dụng chữa bệnh lỵ
Chè xanh được dùng để chữa bệnh lỵ khi kết hợp với cam thảo, pha với nước và đun sôi cô đặc. Dùng để uống hoặc thụt rửa vào buổi sáng hoặc trưa, sau vài lần thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Công dụng cầm tiêu chảy
Ngoài những công dụng trên thì chè xanh có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả nhờ chất tanin làm se màng nhầy ruột. Cơ thể bạn sẽ hấp thụ chất lỏng sau đó tình trạng viêm ruột sẽ được làm dịu. Nhằm giảm sự kích thích của chất cafein thì bạn nên dùng giữa các bữa ăn là tốt nhất.
Công dụng ngăn ngừa cảm cúm
Theo nghiên cứu thì lượng vitamin C có trong nước chè xanh nhiều hơn cam, chanh rất nhiều nên khi dùng thường xuyên thì sức đề kháng của bạn sẽ tăng lên. Ngoài ra, những chất catechin có khả năng chống oxy hóa có khả năng chữa bệnh cảm.
Kết luận
Trên đây là những thông tin khái quát cần biết về cây chè mà Hiệp hội chè Việt Nam đã tổng hợp lại gửi đến bạn. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cây chè xanh và sử dụng chè xanh một cách hiệu quả để phát huy tối đa những lợi ích vốn có của loại cây này.
Xem thêm: