Chắc hẳn Trà Thái Nguyên đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Sở dĩ, có tên như vậy vì lịch sử và nguồn gốc của nó gắn liền với mảnh đất Thái Nguyên này. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về trà thái nguyên ngay bài viết dưới đây nhé!
Trà thái nguyên là gì?
Giới thiệu về trà thái nguyên
Trà Thái Nguyên hay còn được gọi là chè thái nguyên với đặc trưng đó là cánh nhỏ, xoăn và hương thơm thanh dịu với vị chan chát ở đầu lưỡi và ngọt ở dư vị. Đây là loại trà rất tốt cho sức khỏe và hơn hết nó được xem như nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của nước ta.
Tuy trà được trồng ở rất nhiều nơi, nhưng mảnh đất Thái Nguyên được trời phú cho điều kiện tự nhiên vô cùng đặc biệt, cây trà ở đây phát triển mạnh mẽ và mang điều gì đó rất đặc trưng, giống như cách gợi nhớ về mảnh đất này khi nhắc đến trà, đặc biệt là vùng Tân Cương.
Hơn hết, điều đặc biệt làm nên danh trà Tân Cương – Thái Nguyên chính là nguồn nước dùng để tưới cây trà – Nước suối từ trên núi chảy xuống gần dãy Tam Đảo ngày đêm không ngừng tưới những búp chè xanh mơn mởn để đem đến những lá trà chất lượng có một không hai.
Hình ảnh trà thái nguyên
Đặc điểm của trà thái nguyên
– Hình dáng cánh trà: Những cánh trà nhỏ xíu, cong lên như móc câu và có độ giòn xốp khi sờ vào được xem là trà đạt chuẩn chất lượng.
– Màu nước trà: Chỉ cần nhìn qua nước trà màu vàng xanh trong vắt, sánh mịn đặc trưng bạn sẽ cảm nhận được đâu là chè thái nguyên đúng chuẩn.
– Hương của trà: Uống ngụm đầu tiên bạn sẽ nhận ra hương cốm non thoang thoảng dễ chịu len lỏi trong vòm miệng, tiếp theo đó là sự dịu mát và thơm lừng mùi của vùng trời Thái Nguyên.
– Vị trà thái nguyên: Tiền chát hậu ngọt sâu – Là điều mà trà thái nguyên mang đến cho người thưởng thức.
Các loại trà thái nguyên mà bạn nên biết
Những ai sành trà chắc đã từng nghe qua và thử qua rất nhiều loại trà thái nguyên khác nhau. Hãy cùng chúng tôi phân biệt một số loại trà thái nguyên phổ biến nhé!
Trà đinh: 1 tôm
Là loại trà hảo hạng nhất với nguyên liệu 100% búp trà non 1 tôm được tuyển chọn kỹ càng không lẫn với bất kì lá nào khác. Vì đặc trưng nguyên liệu nên trà đinh có dạng thành phẩm thẳng giống như chiếc đinh. Ấn tượng khó phai khi nhắc đến trà đinh 1 tôm đó là nước trà xanh trong vắt, hương trà đậm đà và vị trà tinh tế.
Trà nõn tôm: 1 tôm + 1 lá non liền kề
Nguyên liệu để làm trà nõn tôm chính là búp trà 1 tôm kèm 1 lá, hiểu đơn giản nhất chính là hái 1 búp/đọt non nhất, mới nhú cùng 1 lá non ngay gần kề. Để trà nõn được thơm ngon tròn vị nhất thì nên chọn hái trà lúc trời đang nắng đẹp, ánh nắng không quá gắt. Hương thơm của trà nõn rất đặc biệt mà không hề có bất cứ chất tạo mùi nào trong thành phần.
Trà móc câu: 1 tôm + 1-2 lá non liền kề
Được làm từ 1 tôm cộng 2 lá, nghĩa là 1 búp non mới nhú kèm theo 2 lá liền kề phía dưới. Đặc điểm tạo nên hương vị của trà móc câu chính là được hái vào buổi sáng sớm tinh mơ khi sương mai còn vương lại đôi chỗ kết hợp với sự tỉ mỉ trong từng công đoạn đã cho ra thành phẩm đặc trưng với hương vị thấm đượm, chát nhẹ khi uống nhưng lại ngọt thanh khi xuống cổ họng của bạn.
Trà búp: 1 tôm + 2-3 lá non liền kề
Cũng giống như những loại trà thái nguyên ở trên được làm từ 1 tôm nhưng kèm theo đó là 2 – 3 lá non liền kề bên dưới. Trà búp còn có tên gọi khác là chè búp nõn, chè được hái lúc trời mát để không bị chát và thường vào buổi sáng. Nước trà khi pha sẽ có màu vàng xanh, tiền vị chát đậm đà hơn những dòng trà khác, hậu vị ngọt sâu.
Quy trình chế biến trà thái nguyên
Kết luận
Để có được thành phẩm trà thái nguyên chất lượng, người sản xuất trà phải đảm bảo đầy đủ những bước trên. Vì quá trình sản xuất quyết định rất lớn đến hương vị thơm ngon của trà. Vừa rồi là những chia sẽ của Vitas về Trà Thái Nguyên, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận nhé!