Để có ấm trà Thái Nguyên ngon, bạn không chỉ cần có nguyên liệu chất lượng mà cách pha trà cùng cách thưởng thức cũng là yếu tố rất quan trọng. Nắm được bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn biết cách pha trà thái nguyên vô cùng đơn giản nhưng vẫn đúng chuẩn vị trà hảo hạng.
Cách pha trà thái nguyên kiểu truyền thống đơn giản
1. Chuẩn bị trước khi pha trà
– Nước pha trà: “Nhất thủy” – Yếu tố quyết định rất nhiều đến việc trà khi pha ngon hay không. Hãy chuẩn bị cho mình nước lọc tinh khiết để pha trà. Sau đó, trong quá trình pha bạn hãy chú ý đến nhiệt độ sôi của nước vì nếu không đúng thì trà của bạn sẽ mất đi vị thơm ngon vốn có của nó.
– Chuẩn bị chè: Chọn cho mình những sản phẩm chè thái nguyên chất lượng và hảo hạng nhất. Có 4 loại chè thái nguyên thơm ngon trứ danh đó là: trà đinh, trà móc câu, trà tôm nõn và trà búp. Tùy vào sở thích và điều kiện khác nhau để bạn có thể chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
– Chuẩn bị dụng cụ pha trà: Ấm đất nung không tráng men sẽ là chọn lựa tốt nhất cho bạn khi muốn pha trà ngon. Còn đối với chén thưởng trà, hãy sử dụng chén đất được tráng men màu trắng hoặc xanh ngọc để nước trà khi rót ra thêm đẹp mắt và thẩm mỹ.
2. Tiến hành pha trà nóng truyền thống
Bước 1: Làm sạch ấm chén bằng nước sôi
Đây là bước khá quan trọng, không chỉ giúp tiệt trùng dụng cụ pha trà mà quan trọng hơn nó còn giúp trà dễ tạo hương thơm khi pha. Hãy sử dụng nước sôi trong khoảng tầm 100 độ C để làm sạch nhé!
Bước 2: Tráng trà để đánh thức trà
Để đảm bảo trà được nở nhanh và thoát hương cũng như chất dinh dưỡng tốt khi pha thì bạn hãy cho lượng nước sôi (70 – 80 độ C) vừa đủ vào 8 gram trà để tráng trà.
Bước 3: Pha trà
Tùy theo lượng trà mà bạn cho vào ấm để có thể định lượng nước pha. Thông thường với 8 gram trà thái nguyên thì sẽ cần đến 200ml nước. Sau khi cho nước sôi vào, bạn hãy hãm trà trong vòng 20 giây để trà hòa nguyện cùng nước. Tùy theo khẩu vị đậm nhạt mà thời gian hãm trà sẽ dài hay ngắn.
Bước 4: Rót trà ra và thưởng thức
Để các chén trà đều có hương vị như nhau thì đầu tiên mỗi chén chỉ rót 1/3. Tiếp đó, vòng 2 lại rót thêm lên đến 2/3 và vòng cuối cùng là rót đầy các chén trà trên bàn. Việc cuối cùng của bạn là thưởng thức sự thơm ngon này.
Cách Pha Trà Thái Nguyên theo phong cách trà đạo
Cách pha trà thái nguyên chuẩn theo phong cách trà đạo sẽ được hướng dẫn ngay dưới đây!
Bước 1: Chuẩn bị
Cũng giống như bước chuẩn bị của cách pha trà truyền thống ở trên, tuy nhiên đối với cách pha này, bạn cần những vật dụng chuyên để pha như:
- 8 gram trà thái nguyên thương hạng
- Ấm, chén: Ấm tử sa hoặc ấm tử sa bát tràng để cho ra chất nước trà ngon hơn
- Tống trà (hay còn gọi là chuyên trà): dùng để đựng nước trà sau mỗi lần pha, dụng cụ này giúp tránh được tình trạng ngâm nước trà còn sót lại trong ấm gây chát đắng.
- Lọc trà: được đặt trên Tống trà giúp lược bỏ cặn trà nhỏ
- Bộ dụng cụ gắp xúc trà: việc dùng bộ gắp xúc trà nhằm hạn chế dùng tay tiếp xúc trực tiếp lên trà, làm mất hương trà.
Bước 2: Đánh thức ấm và chén
Hãy dùng nước sôi đạt 100 độ C để tiến hành bước này. Tráng sạch cả ấm và chén để đánh thức những dụng cụ này trước khi bước vào quá trình pha trà thái nguyên theo kiểu trà đạo.
Bước 3: Đánh thức trà
Thêm trà vào ấm, cho nước sôi nhiệt độ vừa phải (75 – 85 độ C) với lượng đủ ngập mặt trà. Tiếp đó, bạn lắc nhẹ ấm trà này và sau đó đổ hết nước đi. Mục đích của bước này chính là đánh thức trà ngấm đều và nở ra.
Bước 4: Pha trà đạo
Cho 200ml nước vào ấm với thời gian khoảng 25 giây để trà ngấm và bung nở đều. Đây là khoảng thời gian ngâm lý tưởng và cho ra chất nước trà không quá đậm cũng không quá nhạt.
Bước 5: Rót trà và thưởng thức
Sau khi hãm xong, rót hết nước trà trong ấm ra Tống trà qua lọc tràđể loại bỏ bớt cặn trà thì sau khi pha. Lúc này có thể châm thêm nước thứ 2 vào ấm mà không cần phải chờ uống hết nước trà thứ 1.
Sau đó rót trà từ Tống vào chén quân (chén nhỏ uống trà) để thưởng thức hương vị thơm ngon của trà.
Những lưu ý khi pha trà thái nguyên
1. Không nên pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng
Nếu bạn hãm trà bằng nước quá nóng sẽ gây cháy trà và tăng vị chát của trà. Hoặc nếu pha trà với nước nguội thì trà sẽ không thoát hương, ảnh hưởng đến vị thơm ngon của sản phẩm. Vì vậy, cách pha trà thái nguyên chuẩn đó là nên pha ở nhiệt độ phù hợp.
2. Thời gian hãm trà hợp lý
Thời gian hãm trà thường sẽ được tính bằng giây, mỗi loại trà có thời gian hãm phù hợp nhưng nhìn chung trà đen và trà olong sẽ có thời gian lâu hơn so với trà xanh. Nếu bạn hãm quá lâu sẽ khiến trà đắng chát, mất hương vị. Đối với những dòng trà đinh hay nõn tôm, trà móc câu tầm khoảng 25 – 30 giây là phù hợp lý nhất.
3. Không nên dùng nước máy để pha trà
Nước là một trong những yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng tới hương vị trà vì vậy mới có câu “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”. Mọi người nên dùng nước tinh khiết để pha chè xanh để đảm bảo chất lượng thay vì pha nước máy nhé!
4. Không dùng tay hay muỗng inox để xúc trà
Dụng cụ được nhiều người sành trà chọn để xúc trà là muỗng xúc bằng tre, vừa tiện lợi lại hợp vệ sinh, không rỉ sét. Đa phần những sản phẩm này đã được xử lý chống nấm mốc nên khá an toàn.
5. Dùng ấm đất bát tràng hoặc ấm tử sa pha trà sẽ ngon hơn
Ấm chén Bát Tràng và ấm tử sa được nhiều khách hàng yêu thích sử dụng vì khả năng giữ nhiệt lâu, an toàn khi sử dụng. Đồng thời, những sản phẩm này còn giúp làm tăng thêm độ ngon, vị đậm của trà. Đặc biệt, đối với bộ ấm chén tử sa trong thành phần sẽ chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe.
6. Tâm trạng thư thái khi pha trà
Khi tâm tịnh, thư giãn, chỉ tập trung duy nhất vào việc pha trà sẽ giúp bạn có được một tách trà thơm ngon hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy bỏ đi những muộn phiền, cùng thư thái bên bàn trà để tạo ra thức uống vừa ngon lại tốt cho sức khỏe bạn nhé!
Cách bảo quản trà thái nguyên đúng cách
– Không để trà tiếp xúc với ánh sáng, hơi nóng: Sẽ làm trà mất đi hương vị thơm ngon vốn có của nó.
– Tránh tiếp xúc với không khí: Bạn hãy cho trà vào chiếc túi nylong mỏng, buộc chặt miệng rồi cho vào hũ để bảo quản trà được tốt nhất.
– Luôn giữ cho trà khô ráo: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng trà đó là nhiệt độ > độ ẩm > ánh sáng. Vì vậy hãy cân nhắc bảo quản trà ở nơi khô ráo và thoáng mát.
– Tránh xa các loại mùi: Lá trà khô có khả năng hút mùi cực mạnh. Nên hãy để trà xa những thực phẩm có mùi hoặc những vật có mùi để tránh khi uống trà sẽ có mùi lạ.
– Bảo quản trà trong tủ lạnh: Để bảo quản cho lá trà Thái Nguyên thì tốt nhất bạn nên cho vào tủ lạnh, nhưng trước đó bạn hãy buộc chặt túi trà thật kỹ hoặc bỏ thêm gói chống ẩm.
– Hút chân không sản phẩm: Đây là gợi ý hay để bạn bảo quản chống trà bị oxy hóa bởi các tác nhân bên ngoài môi trường.
– Tách riêng trà khô đã ướp hương và chưa ướp hương: Vì tính chất khác nhau, nên bạn hãy bảo quản riêng để chắc chắn rằng vị trà của cả 2 vẫn nguyên vẹn.
– Xử lý trà bị ẩm: Tuyệt đối không được đem phơi ngoài nắng. Ánh nắng sẽ khiến chè không giữ được hương vị và màu sắc như ban đầu. Thay vào đó hãy dùng nồi hoặc chảo đảm bảo không có mùi, sau đó cho chè vào, dùng lửa nhỏ để sấy khô, vừa sấy vừa đảo khoảng 1 – 2 phút cho đến khi chè không còn ẩm nữa, chú ý không được để chè cháy. Sau khi sấy xong, bạn nên để cho chè nguội hẳn mới cất giữ.
– Đựng trà vào hộp thủy tinh đục, gốm hoặc sứ: Đây cũng là một gợi ý hay vì sẽ giúp trà không bị oxy hóa cũng như mất đi hương vị của nó. Đồng thời, tránh được những côn trùng và cả tình trạng nấm mốc.
Kết luận
Trên đây là những bí quyết pha trà mà vitas.org.vn giúp bạn có thể thưởng thức trọn vẹn vị thơm ngon của trà thái nguyên. Với cách pha trà thái nguyên đơn giản và đúng chuẩn, chắc chắn các bạn đã có thể pha được cho mình tách trà ngon rồi đúng không nào?